Bàn thêm về luận điểm phản bác Hồ Chí Minh đóng giả Nguyễn Ái Quốc - Dân Làm Báo

Bàn thêm về luận điểm phản bác Hồ Chí Minh đóng giả Nguyễn Ái Quốc

Le Nguyen (Danlambao) - Các dư luận viên phản bác luận điểm Hồ Tập Chương nhập vai Hồ Chí Minh đóng giả Nguyễn Ái Quốc bằng văn ngôn đấu tố như hồng vệ binh của Mao, như các ông đội trong thời cải cách ruộng đất của Hồ. Những ông đội dốt nát nhưng không hề biết mình ngu dốt mà gán ghép dốt ngu cho những người chỉ ra những điểm bất thường, ngập tràn sắc thái thần bí đến độ hàm hồ, nhảm nhí, xàm xí mê tín đến độ cuồng tín của nhân vật tăm tiếng nhiều tai tiếng Hồ Chí Minh.

Cụ thể khi người ta đặt nghi vấn tại sao Hồ lấy bút danh Trần Dân Tiên viết sách ca tụng gọi là bác Hồ mà không gọi là bác Minh? Cũng như tại sao Hồ mở mồm ra là nói kiêng khem đàn bà để toàn tâm toàn ý phục vụ dân tộc, đất nước Việt Nam nhưng trên cương vị làm chủ tịch nước cho đến chết không ai thấy Hồ mặc quốc phục và đến lúc chết lại đòi nghe nhạc Tàu và trong di chúc Hồ đòi đi gặp cụ tổ Mác-Lê?... Mà không đòi đi gặp ông bà giòng họ Nguyễn Sinh... hay ông nội Hồ Sĩ Tạo. Cái ông nội mà Hồ nhất định bỏ họ Nguyễn lấy họ Hồ? Thật khó hiểu... 

Những điểm vừa kể chỉ là nghi vấn để mọi người chú ý, tìm hiểu nguồn gốc đích thực Hồ là ai trong nhiều điểm bất thường khác của Hồ như: cầm bút máy viết chữ Latin như cầm bút lông vẽ chữ Tàu? Chiều cao của Hồ Chí Minh lúc hoạt động ở Pháp, ở Nga, ở Tàu cho đến thời điểm năm 1932 là cao chừng 1,65m nhưng đến khi làm chủ tịch nước lại nhổ giò cao đến tầm 1,75m? Hồ được ca tụng là thông thạo 29 thứ tiếng, là nhà văn hóa đại tài, viết hàng ngàn bài văn, bài thơ, bài báo bài nào cũng được cháu ngoan khen tặng hết lời mà viết di chúc phải mất gần 5 năm lại sai chính tả, gạch xóa sửa chữa như em bé tập làm văn?... 

Những điểm nghi ngờ, so sánh Nguyễn Ái Quốc với Hồ Chí Minh, tương đối tương đồng với luận điểm, lý chứng Hồ-Quốc là hai người khác nhau như lập luận trong cuốn “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của Học giả Hồ Tuấn Hùng. Những khác biệt giữa Hồ với Quốc khá thuyết phục nhưng vẫn có một số các "cháu ngoan của bác" phùng mang trợn mắt văng tục đối với ai đặt vấn đề, đưa ra dấu hiệu khả nghi là Hồ giả Quốc. 

Một số nghi vấn đặt ra là tại sao Hồ Chí Minh không xưng là bác Minh mà xưng là bác Hồ? Tại sao bác cầm bút máy giống cầm bút lông vẽ chữ Tàu? Suốt đời làm chủ tịch chỉ có ăn mặc theo kiểu truyền thống Tàu? Bản văn di chúc dù gạch xóa nát nước gần 5 năm vẫn không che giấu được văn ngôn của một người ngoại quốc viết tiếng Việt?... 

Tất cả dấu hiệu của Hồ thể hiện ra bên ngoài rất có khả năng Hồ không phải là người Việt nhưng các dư luận cố lý luận, diễn giải theo cách công nông cộng sản như: “Sở dĩ như thế là vì bác đi nhiều... bác đi Tây đi Tàu, sống ở Tây Tàu lâu năm nên “nhiễm” văn hóa Tây Tàu, “nhiễm” cách ứng xử, ăn mặc, viết lách và kể cả việc gọi họ thay tên như các ông lãnh đạo các nước Nga, Tàu, Anh, Pháp, Mỹ, Úc chỉ gọi họ chứ không kêu tên...” Rồi hùng hổ văng tục, mắng ngu cho những ai thắc mắc với các hành tung khác thường của Hồ Chí Minh! 

Riêng về về chuyện Hồ Chí Minh tạng người tương đối thấp bé cao chừng 1,65m lúc trẻ, tự dưng về già nhổ giò cao tầm 1,75m được những tên cuồng Hồ bảo là báo lề dân bịa đặt về chiều cao để nói xấu bác, nói xấu đảng, thậm chí là nói xấu đất nước, nói xấu dân tộc! Những đứa cuồng Hồ khác thì cắt nghĩa rằng “Trông thấy bác cao là do góc độ máy ảnh, do vị trí bác đứng chụp ảnh, cụ thể hơn là do bác đứng ở vị trí cao, đứng trên bậc tam cấp so với những người đứng chụp hình chung với bác!”(sic) 

Thật ra phản bác của các đứa cháu ngoan loại này nhằm chữa cháy cho “nghi án” Hồ giả chỉ giúp cho đám mù đảng, cuồng Hồ giữ vững niềm tin tưởng mù quáng vào bác Hồ kính yêu của chúng không có ai nhập vai đóng giả chứ không ảnh hưởng tới những người Việt Nam không cộng sản về giả thuyết Hồ giả Nguyễn Ái Quốc là có thật. 

Ngoài phản bác của ông Bùi Tín, Vũ Thư Hiên và các dư luận viên nói nhảm, tán linh tinh lang tang dưới tầm trí tuệ như vừa kể, còn có các bài phản biện của hai ông Nguyễn Duy Chính, Phạm Đình Lân tương đối nghiêm chỉnh, có vẻ bài bản khoa học. 

Bài phản biện của Nguyễn Duy Chính có tựa đề “Nhận Xét Về Cuốn Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo.” Thành thật mà nói là khá nhiều chữ nhưng không chuyên chở nhiều nghĩa và không thoát ra khỏi cái khung phản biện của ông Bùi Tín mang nội dung chính yếu như sau: 

“...Thực ra, chi tiết nhân vật Nguyễn Ái Quốc chết từ năm 1932 rồi còn sống quay trở lại chính trường đã được nhiều người nhắc đến, chính mật thám Pháp đã đối chiếu rất kỹ về nhân dạng, về hành tung khi ông xuất hiện dưới cái tên mới là Hồ Chí Minh năm 1945. Việc phủ nhận toàn bộ những sưu tra của Nha Liêm Phóng Pháp về thân thế của ông Hồ không phải dễ. 

Trong suốt quyển sách, rất tiếc tác giả không đưa ra được một chứng cớ cụ thể nào để chứng minh giả thuyết ông Hồ Chí Minh sau này chỉ là một người Trung Hoa được nguỵ trang. 

Tối thiểu tác giả cũng phải trưng ra một số hình ảnh của ông Hồ Tập Chương hồi trẻ để chúng ta so sánh với ông Hồ Chí Minh sau này nếu muốn tin rằng đó chỉ là một người, ngược lại ông chỉ sao chụp những hình ảnh trong các sách vở mà hầu hết chúng ta quen thuộc. 

Trong suốt cuộc đời chính trị, Hồ Chí Minh dùng đến mấy chục tên khác nhau và hàng loạt nghề nghiệp, kể cả đóng vai chồng hờ trong những trường hợp đặc biệt để che dấu hành tung. Tuy hoá trang giỏi nhưng có lẽ cho đến ngày nay khó có ai có thể đóng giả một vai trong nhiều năm mà tình báo quốc tế cũng như người đối lập với ông không biết... 

...Chính vì không có được những chứng cớ cụ thể hơn để củng cố cái “tin đồn của ông bán thịt lợn”, Hồ Tuấn Hùng dùng phương pháp lý luận dựa trên những tài liệu về cuộc đời Hồ Chí Minh để chứng minh rằng Hồ Chí Minh sau này là một người Trung Hoa, không phải người Việt. 

Ông cũng không đưa ra được một chi tiết nào khả tín khi khẳng định rằng hai đảng Cộng Sản Trung Hoa và Việt Nam đã đồng tình thực hiện âm mưu này mà Liên Xô không hay biết...” 

Luận điểm của Nguyễn Duy Chính phản bác giả thuyết Hồ Tập Chương nhập vai Hồ Chí Minh đóng giả Nguyễn Ái Quốc của Hồ Tuấn Hùng thực sự không thuyết phục hơn lý luận phản biện của ông Bùi Tín. 

Bài viết của Nguyễn Duy Chính chỉ khác ở văn ngôn chứ nội dung độ chừng có 10% cố cắm vào phê phán tiểu tiết thúc đẩy ông Hồ Tuấn Hùng bắt tay vào việc tìm kiếm, nghiên cứu sự thật Hồ Chí Minh ở câu “tin đồn của ông bán thịt lợn.” Luận điểm của Nguyễn Duy Chính tập trung phản biện nhắm vào câu “Tin đồn của ông bán thịt lợn... Tin đồn của ông thương gia Đài Loan...” không thuyết phục hơn luận chứng, lý chứng, bằng chứng và tài liệu của Hồ Tuấn Hùng chứng minh Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương đóng thế Nguyễn Ái Quốc chết ở trong tù năm 1932. 

Công tâm mà nói, những ai đọc sách Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo đều nhận ra câu “...Tin đồn của ông bán thịt lợn... tin đồn của ông thương gia Đài Loan...” không phải là cơ sở khoa học để ông Hồ Tuấn Hùng nghiên cứu trình bày luận chứng, dẫn chứng tài liệu chứng minh Hồ giả trong tập sách Hồ Chí Minh Sinh Bình khảo. 

Tin đồn của ông bán thịt lợn, của ông thương gia Đài Loan trong phần dẫn nhập cho đề tài nghiên cứu của ông Hồ Tuấn Hùng, chỉ là động lực để ông cất công đi tìm sự thật lịch sử đã bị sử gia cộng sản bôi đen, bóp méo để không ai nhận ra, có hay không có tình báo cộng sản quốc tế nhập vai đóng giả Nguyễn Ái Quốc. 

Ông Nguyễn Duy Chính phản bác phê phán tập sách Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo với giọng văn dè bỉu, mỉa mai chê bai dù rằng, ông biết để thực hiện tác phẩm, Hồ Tuấn Hùng sử dụng chủ yếu các tài liệu viết bằng tiếng Anh, Hoa, Nhật cùng với một số tài liệu của đảng, nhà nước csVN xuất bản ở trong nước VN. Còn ông Nguyễn Duy Chính chẳng có nguồn tài liệu nào khả tín để hổ trợ cho luận điểm chống lại giả thuyết Hồ Chí Minh nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc, ngoài lý lẽ hơi cảm tính kém thuyết phục rằng thì là... 

“...Chính mật thám Pháp đã đối chiếu rất kỹ về nhân dạng, về hành tung khi ông xuất hiện dưới cái tên mới là Hồ Chí Minh năm 1945. Việc phủ nhận toàn bộ những sưu tra của Nha Liêm Phóng Pháp về thân thế của ông Hồ không phải dễ... Hồ Chí Minh dùng đến mấy chục tên khác nhau và hàng loạt nghề nghiệp, kể cả đóng vai chồng hờ trong những trường hợp đặc biệt để che dấu hành tung. Tuy hoá trang giỏi nhưng có lẽ cho đến ngày nay khó có ai có thể đóng giả một vai trong nhiều năm mà tình báo quốc tế cũng như người đối lập với ông không biết...” 

Những luận điểm “...Mật thám Pháp đã đối chiếu rất kỹ về nhân dạng... Việc phủ nhận toàn bộ những sưu tra của Nha Liêm Phóng Pháp... Có lẽ cho đến ngày nay khó có ai có thể óng gỉa mà tình báo quốc tế cũng như người đối lập với ông không biết...” của ông Nguyễn Duy Chính như vừa nêu có nhiều chữ hơn phản bác Hồ giả của ông Bùi Tín nhưng không hề thuyết phục hơn lập luận của ông Bùi Tín nhưng không thấy trưng nguồn về nha liêm phóng Pháp, mật thám Pháp, trong khi người ta đã tìm ra “căn cước” Nguyễn Ái Quốc chỉ cao 1,65m... 

Về bài phản biện “Hồ Chí Minh: Người Việt Hay Người Tàu?” của Phạm Đình Lân nội dung giống với lý luận của ông Vũ Thư Hiên nhưng giọng văn có nhẹ nhàng êm ái hơn và lý lẽ phản bác của Phạm Đình Lân chỉ nhằm vào mục đích kiên quyết phủ nhận bất cứ bằng chứng nào nghi ngờ Hồ giả, kể cả giả vờ lớn tiếng tố cáo tội ác, lầm lỗi của Hồ để cho người đọc tin là Hồ giả là chuyện tầm phào như kết luận của ông Vũ Thư Hiên. 

Kết luận phản bác Hồ Chí Minh đóng giả Nguyễn Ái Quốc của Phạm Đình Lân chủ yếu vào việc Hồ Tập Chương vào vai Hồ đóng giả Nguy ễn Ái Quốc có nội dung như sau: 

“...Có thể tôi sai lầm vì không tin có một Hồ Tập Chương đóng kịch giả Hồ Chí Minh gần 40 năm dài. Lý trí tầm thường của tôi cho thấy một nước lớn, giàu, mạnh chinh phục một quốc gia nhỏ bé bằng nhiều cách, kể cả những chuyện cường điệu hoang đường. Theo sự mô tả Hồ Tập Chương là một người siêu phàm, nhưng siêu phàm cách mấy ông cũng thất bại vì không ai biến GIẢ thành THẬT và biến THẬT thành GIẢ gần 40 năm khắp thiên hạ được. Đó là một hoang tưởng. 

Năm 1933 khi thoát khỏi bịnh viện ngục thất Hong Kong, ông tìm đường chạy về Moscow. Vì lợi ích của đế quốc Liên Sô ông gây đổ vỡ cho đất nước Việt Nam, phân ly và chia rẽ dân tộc bằng chủ nghĩa Cộng Sản, sự triệt tiêu và miệt thị trí thức, chiến tranh tang tóc trên quê hương suốt một phần ba thế kỷ XX. Những người Cộng Sản hậu duệ của ông tôn sùng "tư tưởng Hồ Chí Minh", tiếp nối con đường do ông vạch ra bằng thân xác Việt Nam với hồn ngoại quốc, hay nói rõ hơn, bây giờ là xác Việt nhưng hồn Tàu vì Liên Sô không còn nữa...” 

Toàn bộ bài phản biện của Phạm Đình Lân được xây dựng trên tư liệu lịch sử, biên niên sử của tuyên giáo đảng cộng sản viết về Hồ Chí Minh, có thêm thắt “dã sử ngoại truyện” chưa được Trần Dân Tiên kể trong cuốn “Những Mẩu Chuyện Về Cuộc Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” và T.Lan kể trong cuốn “Vừa Đi Đường, Vừa Kể Chuyện”để cố chứng minh Hồ Chí Minh là người Tàu giả người Việt là không thể, là hoang đường thần thoại... như chính cuộc đời kỳ bí thần thoại do quốc tế cộng sản, Việt Nam cộng sản nhào nặn, hư cấu, thêu dệt cho Hồ Chí Minh. 

Nói chung phản bác của Phạm Đình Lân tập trung vào chuyện Hồ Tập Chương đóng giả Hồ Chí Minh có thể đúng nhưng cũng không thể khẳng định đúng chính xác 100 % vì chưa thử nghiệm DNA, là chưa đủ cơ sở khoa học để kết luận cái xác nằm trong lăng Ba Đình là ai? 

15.04.2018



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo